CHA MẸ THÔNG MINH – DẠY CON TINH TẾ

1. Giúp con hiểu học tập là trách nhiệm của bản thân

Nhiều cha mẹ thường có thói quen nhắc con học bài hoặc thậm chí là ép thúc con học bài. Ban đầu có thể là cách làm hiệu quả để con nhớ tự giác học, nhưng lâu dần điều này vô tình khiến con cảm thấy việc học là việc của cha mẹ, là việc cha mẹ ‘’nhờ’’ con làm chứ không phải việc của con. Theo thời gian, nếu con không hiểu rõ được học tập là trách nhiệm của bản thân mỗi người, con sẽ sinh ra tính ỷ lại, hạn chế chủ động không chỉ trong học tập mà còn các hoạt động cá nhân khác. Vậy nên cần giúp cho con hiểu được học tập là trách nhiệm của con là một điều rất quan trọng. Đây cũng chính là tinh thần “Tự học có định hướng” mà Sunedu luôn muốn truyền tải tới các em.

2. Tạo nếp kỷ luật ngay từ nhỏ

Kỷ luật là yếu tố then chốt để thành công. Muốn rèn con tự giác học, cha mẹ cần tạo kỉ luật chặt chẽ với con bằng cách thiết lập thời gian biểu rõ ràng. Khi mới bắt đầu học tập, cha mẹ sẽ hướng dẫn con tạo thời gian biểu – nhắc con định kì các đầu việc quan trọng. Khi con đã bắt đầu quen với thói quen kỉ luật giờ giấc, thì chính con là người lên thời gian biểu khoa học cho bản thân. Cha mẹ sẽ theo dõi, hướng dẫn và định hướng các phương pháp học tập đúng đắn để con thực hiện. Hình thành những thói quen tốt từ nhỏ là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là tự học tự chơi. Nguyên lý này được các chuyên gia Montessori đưa vào trong quá trình thiết kế để cuốn hút các trẻ vào việc chủ động tự khám phá. Chỉ có tự khám phá, trẻ mới nhớ được lâu và hình thành một thói quen luôn tự tìm tòi khi lớn lên.

3. Không so sánh con với “con nhà người ta

Đặc biệt là với những người bạn đồng trang lứa của con. Con là con, con tuy vẫn còn những điểm chưa tốt nhưng cũng có những ưu điểm của riêng mình. Việc so sánh như vậy sẽ khiến trẻ có suy nghĩ ‘’À thì ra mình tệ lắm…’’ và mất đi động lực phấn đấu. Thậm chí, trẻ sẽ cảm thấy tự ti trước bạn bè, trở nên cô đơn trong lớp – thử hỏi như vậy thì làm sao con có thể học tốt được? Trẻ em rất mong manh nên cha mẹ cần cẩn thận trong việc giao tiếp với con, không để con cảm thấy tổn thương.

5. Thưởng phạt phân minh

Một số cha mẹ ‘’động viên’’ con làm việc nhà hoặc chăm chỉ học tập bằng cách thưởng tiền. Ví dụ: con lau nhà thì được cho 5 nghìn, con rửa bát được 10 nghìn, điểm 9 thưởng 20 nghìn, 10 điểm 100 nghìn… Đó chỉ là những giải pháp có hiệu quả ‘’ngắn hạn’’. Đứa trẻ ban đầu sẽ hăng hái học tập hơn hẳn để nhận được nhiều tiền, nhưng dần dần con sẽ có suy nghĩ là học là để được thưởng, tức là cái đích con hướng đến là tiền chứ không phải là kiến thức cho bản thân con, thậm chí có thể dẫn đến việc contìm mọi cách để đạt được điểm cao (như quay cóp). Vì vậy, gieo cho con suy nghĩ tích cực, học tập chủ động, thưởng không phải là yếu tố chính để học mà chỉ là sư khích lệ cho con khi đạt được thành tích thực sự xứng đáng.

Cha mẹ hiện đại hãy dạy con tích cực bằng những phương pháp thông minh và đồng hành cùng con trên chặng đường tuy nhiều thử thách nhưng rất thú vị và ý nghĩa này nhé!

Các bài viết khác