PHƯƠNG PHÁP HỌC XOẮN ỐC
“Học lặp lại xoắn ốc” – cốt lõi của sự ghi nhớ nằm trong những câu chuyện cổ tích đầy sáng tạo.
Người giám sát nội dung cho bộ sách truyện Storyland là Giáo sư Robert Alpert – Giảng dạy bộ môn Viết tại Viện Yenching – Đại học Harvard. Ông cho rằng cách tốt nhất để ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ là nó cần được học thông qua các câu chuyện và sử dụng phương pháp “Học xoắn ốc”.
Bắt nguồn từ kiến thức về “Đường cong lãng quên” (năm 1885) của nhà tâm lý học Hernamm Ebbinghaus. Theo đó, khi học tập, mọi thông tin mới tiếp xúc đều sẽ được lưu vào khu trí nhớ ngắn hạn. Nếu như không được nhắc lại hay sử dụng thường xuyên, các thông tin này sẽ bị lãng quên nhanh; từ đó, dần hình thành đường cong quên.
Để giải quyết vấn đề trên, phương pháp “Học xoắn ốc” ra đời. Nó được phát triển để nhắc lại các từ vựng + cấu trúc đã học trong một bối cảnh câu chuyện mới. Học sinh sẽ được lặp lại từ vựng và mẫu câu thông dụng một cách tự nhiên mà không cảm thấy nhàm chán.
Ngoài ra, việc học còn được mở rộng qua các từ vựng mới được thêm vào các câu chuyện mới. Hãy xem ví dụ dưới đây:
– Cuốn sách Buko 1: chủ đề con vật
– Cuốn sách Buko 2: chủ đề bộ phận cơ thể
– Cuốn sách Buko 3 : nhắc lại chủ đề con vật + bộ phận cơ thể
Các bài viết khác